Nghề HR là gì? 7 chức năng của ngành Human Resource

10:28:1515/09/2022

Những năm gần đây HR được đánh giá là ngành nghề có tiềm năng và có vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tuy vậy rất nhiều người chưa hiểu rõ làm HR là gì và chức năng, công việc cụ thể của HR ra sao? Bài viết dưới đây giới thiệu đến các bạn những thông tin cụ thể về vấn đề này.

HR là gì?

Human Resources viết tắt là HR là ngành quản trị nhân sự, là bộ phận tuyển dụng chuyên triển khai các chính sách bồi dưỡng, duy trì nhân lực, đảm bảo chính sách và phúc lợi cho nhân viên.

Qua đó xây dựng một môi trường làm việc tốt, giúp mỗi nhân viên có thể hoàn thành công việc của mình hiệu quả nhất.

 

Ngành HR
Ngành HR

 

7 chức năng của ngành Human Resources

Mặc dù bộ phận nhân sự của mỗi doanh nghiệp có rất nhiều nhiệm vụ, nhiều người còn thắc mắc không biết HR là làm gì? Có thể khái quát công việc của họ qua 7 chức năng cụ thể sau đây:

Tuyển dụng ứng viên

Bộ phận nhân sự chọn những ứng viên tốt nhất đến làm việc cho doanh nghiệp. Quy trình tuyển dụng nhân sự được thực hiện khi có một vị trí nào đó cần lấp đầy. Người quản lý vị trí đó sẽ gửi bản mô tả công việc cho bộ phận nhân sự để tuyển dụng ứng viên.

Quá trình này bộ phận nhân sự có thể dùng các kênh tuyển dụng khác nhau để tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc.

Nhờ vậy doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian để dành cho việc phỏng vấn, kiểm tra năng lực ứng viên.

Quản lý hiệu suất công việc

Vậy làm HR là gì? Ngành HR nói chung và công việc của mỗi HR là quản lý hiệu suất công việc. Điều này liên quan trực tiếp đến hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mỗi nhân viên sẽ được giao nhiệm vụ hoặc KPI theo tuần, tháng, quý hay năm. Qua việc giám sát hiệu suất công việc, HR có thể nắm được quy trình làm việc, giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình.

Đào tạo và phát triển

Làm HR là gì? Ngoài công việc, học hỏi và phát triển giúp nhân viên có thể thích ứng với sự thay đổi trong quy trình làm việc, công nghệ và cách thức làm việc. Đào tạo phát triển giúp nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng. 

Nhiều doanh nghiệp còn dành hẳn ngân sách riêng cho việc đào tạo, phát triển. Phần ngân sách này được phân bổ cho nhân viên, thực tập sinh, những nhà lãnh đạo tương lai hay các cá nhân đến doanh nghiệp với những kinh nghiệm, kiến thức khác nhau. Tham gia đào tạo cũng giúp nhân viên thu hẹp khoảng cách về kỹ năng với các đồng nghiệp.

Đưa ra kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực

Bản kế hoạch này thường được dùng đến khi nhân viên chủ chốt nghỉ việc. Kế hoạch sự phòng nhân lực cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự tốt.

Lương thưởng và phúc lợi

Nhiều người thắc mắc làm HR là gì? Liệu có phải chỉ tuyển dụng? Chế độ đãi ngộ với lương, thưởng công bằng là chìa khóa quan trọng tạo động lực và giữ chân mỗi nhân viên. Một nguyên tắc cơ bản nhà quản lý cần nắm được là cần đảm bảo minh bạch, công bằng.

Mức lương hấp dẫn có thể thu hút nhân tài, còn việc tăng lương và các tiêu chuẩn khen thưởng sẽ thúc đẩy mỗi nhân viên hăng hái làm việc.

Ngoài ra bộ phận nhân sự cũng cần quan tâm đến các lợi ích phụ cho nhân viên như: ngày nghỉ phép, thời gian làm việc linh hoạt, lương hưu, đồ dùng của công ty,…

Hệ thống thông tin nguồn nhân lực

Để quản lý hiệu suất công việc của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp, bộ phận nhân sự cần thống kê đầy đủ thông tin về nguồn nhân lực. Bộ phận nhân sự thường sử dụng hệ thống quản lý để điều phối nội dung trong nội bộ và theo dõi nhân sách, phê duyệt các chương trình đào tạo.

HR làm những gì
HR làm những gì

 

Phân tích và đánh giá dữ liệu

Ngoài những nhiệm vụ kể trên muốn biết làm HR là gì cần căn cứ vào những thông tin thu được từ đội ngũ nhân viên để quản lý dữ liệu và phân tích. Từ các dữ liệu trong hệ thống, bộ phận nhân sự và doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để đưa ra những quyết định tốt và sáng suốt hơn.

Để dễ dàng theo dõi các dữ liệu quan trọng, HR có thể căn cứ vào các chỉ số nhân sự hay KPI nhân sự. Các dữ liệu này được tổng hợp chi tiết trong báo cáo nhân sự. Báo cáo này tập trung vào hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung của báo cáo có thể nắm được các nội dung liên quan tới: ý định thay đổi nhân viên, nhu cầu nguồn nhân lực, mức độ hài lòng của khách hàng cũng như một số yếu tố khác,..

Từ việc chủ động đo lường và bao quát dữ liệu, bộ phận nhân sự có thể đưa ra những quyết định căn cứ vào dữ liệu hơn. Các quyết định này thường khách quan nên dễ dàng được ban lãnh đạo hỗ trợ, đồng ý. Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ HR là gì cũng như chức năng của bộ phận này trong doanh nghiệp.

Từ khóa:

0333132323