Nghệ thuật đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhân sự "nắm thóp" ứng viên

10:43:4131/10/2022

Nhà tuyển dụng nên đặt câu hỏi thế nào để nắm rõ ứng viên của mình?

 

Là một nhà tuyển dụng, để xác định và tìm ra ứng viên phù hợp nhất, có kỹ năng chuyên môn hoặc có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không, thì kỹ thuật đặt câu hỏi khi phỏng vấn sẽ là yếu tố quyết định. Vậy nên đặt những câu hỏi thế nào để có thể nắm bắt được khả năng và kiến thức của ứng viên? Cùng Coviec tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Đặt câu hỏi mở

Tương tự như câu hỏi: “Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn”, ứng viên sẽ không thể trả lời như câu hỏi “yes,no”, mà họ có thể tự mở rộng câu trả lời và trò chuyện cởi mở hơn với nhà tuyển dụng. Đây chính là thời điểm để bạn lắng nghe cẩn thận và hiểu rõ về ứng viên.

 

 

Đặt câu hỏi ở dạng mở, sẽ khiến ứng viên có cơ hội được trình bày, thể hiện cá tính cũng như những suy nghĩ, quan điểm về vấn đề bạn đặt ra được họ phô diễn khá chi tiết. Thông qua những câu trả lời dài như vậy bạn có thể nắm được một vài thông tin quan trọng về họ như động lực làm việc, kỹ năng chuyên môn, kiến thức, phong cách làm việc như thế nào?

 

Đặt câu hỏi thăm dò

Câu hỏi thăm dò thường là những câu hỏi mang tính chất khơi gợi khiến ứng viên phải suy nghĩ kĩ càng và sâu sắc hơn về những gì họ sẽ trả lời. Qua đó nhà tuyển dụng cũng có được những thông tin chi tiết, rõ ràng. Thậm chí khi gặp phải những câu hỏi này, ứng viên có thể nói ra cả những điều mà họ chưa chuẩn bị kỹ lưỡng.

Nếu thấy họ đang lảng tránh vấn đề gì đó hoặc bạn chưa theo kịp hãy hỏi tiếp những câu như “ý bạn là gì khi nói vậy?” hoặc “sao bạn lại nghĩ như vậy?. Điều này sẽ giúp bạn thăm dò được ngụ ý trong câu trả lời của ứng viên, cũng như giúp bạn nắm được những thông tin mà bạn bỏ lỡ.

 

Đặt câu hỏi dẫn dắt
Câu hỏi dẫn dắt giúp nhà tuyển dụng hướng ứng viên theo lối của mình, khiến họ không có thời gian nhiều để suy nghĩ. Thông thường có thể những câu hỏi này sẽ không được khuyến khích thế nhưng sẽ khiến ứng viên trả lời chính xác, tránh mơ hồ, lãng phí thời gian. Ví dụ như: “Nhiều nhân viên trong công ty thích làm việc ngoài giờ. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?” hoặc “bạn nói rằng bạn thành thạo Photoshop?”. Những câu hỏi đại loại như vậy đôi khi sẽ giúp bạn khai thác tối đa suy nghĩ của ứng viên.

 

 

Đặt câu hỏi xoáy
Dạng câu hỏi này có thể sẽ là những câu hỏi mà ứng viên “anti” nhất. Nếu không được diễn đạt cẩn thận nó có thể gây khó chịu, vì thế nên ứng viên cần chuyển hướng giả định của nhà tuyển dụng và trả lời vào vấn đề chính. Hơn nữa câu hỏi xoáy cũng là cách để nhà tuyển dụng kiểm tra kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và thái độ tích cực của ứng viên trong giải quyết tình huống.

Những câu hỏi này thường khiến ứng viên muốn tự bảo vệ mình, ví dụ như “bạn có thật sự thích làm việc nhóm hay bạn chỉ nói để gây ấn tượng?” hoặc “nếu tôi muốn bạn hoàn thành công việc vào Chủ Nhật bạn có sẵn lòng không?”. Tuy nhiên, khi không cần thiết thì nhà tuyển dụng chỉ nên tập trung vào những câu hỏi liên quan tới công việc.

 

Câu hỏi dạng phễu

Đây là dạng câu hỏi sẽ đi từ chung chung đến tiến sâu vào vấn đề cụ thể, ví dụ như “bạn có từng làm ở vị trí lãnh đạo chưa” , “bạn từng dẫn dắt bao nhiêu người”, “bạn có nghĩ mình dẫn dắt team hiệu quả không?. Những câu hỏi thế này sẽ giúp bạn nắm được chính xác kinh nghiệm của ứng viên.

 

 

Khi ứng viên muốn tạo thiện cảm sẽ đưa ra những câu chuyện phóng đại, dài dòng và không tập trung vào thành tích trong quá khứ. Với dạng câu hỏi này, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những thông tin rườm rà và chọn lọc những thông tin mà bạn cần.

Mỗi phương pháp đặt câu hỏi sẽ có những mục đích riêng và bạn cần lựa chọn các phương pháp để ứng viên bộc lộ kỹ năng, tính cách, con người họ. Qua đó bạn cũng nhận được những thông tin cần thiết và chọn được ứng viên phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Coviec vừa chia sẻ đến bạn cách đặt câu hỏi thế nào để nắm bắt được khả năng của ứng viên cho nhà tuyển dụng. Truy cập coviec.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp hoặc cập nhật những kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé!

0333132323