Nguyên tắc 3 KHÔNG - Kỹ năng trả lời phỏng vấn cho bạn trở nên chuyên nghiệp

09:56:1719/10/2022

Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là điều ai cũng muốn đạt được và phải thể hiện thành công...

 

Kỹ năng trả lời phỏng vấn luôn là vấn đề được nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm, không chỉ đối với sinh viên mới tốt nghiệp mà ngay cả những bạn năm nhất, năm hai cũng vô cùng tò mò. Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là điều ai cũng muốn đạt được và phải thể hiện thành công. Vậy để trở nên chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng, chỉ cần áp dụng nguyên tắc 3 KHÔNG dưới đây. Cùng có Coviec tìm hiểu nhé!

 

KHÔNG hỏi những điều đã có sẵn

 

Những người tuyển dụng đã cất công thiết kế tin đăng sao cho ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung trên JD hoặc các bài đăng trên mạng xã hội, và ứng viên có nghĩa vụ tìm hiểu và đọc kỹ JD trước khi ứng tuyển cũng như xác nhận tham gia phỏng vấn. Với nghiệp vụ trong nghề, họ vẫn sẽ hỗ trợ bạn trả lời các câu hỏi đó nhưng khả năng cao là bạn đã tạo ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng.

 

Ngoài hỏi những điều đã có trên JD thì một điểm khiến ứng viên bị “ghim” là khi nhà tuyển dụng đăng tin trên các trang, nhóm mạng xã hội với nội dung mô tả đầy đủ từ mức lương – nơi làm việc – chi tiết vị trí – quyền lợi – yêu cầu nhưng vẫn có bạn vào bình luận: “Cho em xin JD qua email …” Như vậy sẽ vô cùng mất thời gian, trong khi lượng người quan tâm đến công việc không chỉ có một hay hai người.

 

 

Vì vậy khi đọc các tin tuyển dụng trên các kênh bạn nên:

  • Kiểm tra độ phù hợp của vị trí tuyển, nơi làm việc, mức lương
  • Đánh giá khả năng, kinh nghiệm của mình có thỏa yêu cầu hay không
  • Các chi tiết về giờ làm việc, quyền lợi đã rõ ràng chưa
  • Đặt ra câu hỏi và xem lại JD lần nữa xem thắc mắc của mình có được giải quyết không
  • Tiến hành hỏi/ xin JD khi bài tuyển thực sự chưa giải đáp được thắc mắc của bạn

 

KHÔNG chủ quan, nước đến chân mới nhảy

 

Đây là điểm mà hầu như ứng viên nào cũng mắc phải, chính vì vậy nên chuẩn bị kỹ càng trước khi phỏng vấn để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:

 

Check địa điểm phỏng vấn

 

Khi nhận các thông tin về địa điểm phỏng vấn ứng viên nên tìm hiểu trước địa chỉ văn phòng của công ty, tránh các trường hợp gặp phải công ty ma và để tra đường đi, canh được thời gian phỏng vấn hợp lý. 

Đã có rất nhiều trường hợp ứng viên vì xem nhầm đường, đi lố địa chỉ văn phòng, hay google map hướng dẫn sai, có mặt tham gia phỏng vấn trễ. Đối với những HR dễ tính thì vấn đề này có thể được chấp nhận nhưng những người khó tính, thì đây chắc chắn sẽ là điểm trừ rất lớn dành cho bạn.

 

Chuẩn bị hồ sơ và trang phục 

 

Đa số sẽ có những công ty yêu cầu bạn nộp hồ sơ vào buổi phỏng vấn, vì vậy bạn nên chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ. Tốt nhất nên chuẩn bị trước đó 1 2 ngày vì, khi còn thiếu giấy tờ bạn còn có thể bổ sung kịp. 

 

 

Ứng viên nên chọn trang phục đàng hoàng, lịch sự tốt nhất là quần tây sơ mi. Nên chuẩn bị sẵn sàng trước đó để không gặp phải các tình huống bất ngờ. Vẻ ngoài cũng là một trong những yếu tố ghi điểm với nhà tuyển dụng, vì vậy bạn nên chú ý và bỏ túi bí quyết này lại nhé.

 

Tìm hiểu về công ty

 

Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu sơ bộ về công ty bởi bạn sẽ gặp phải những câu hỏi thông thường đến từ nhà tuyển dụng như “bạn biết gì về công ty? Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty?” Công ty nào cũng quan trọng về độ nhận diện thương hiệu của mình và họ sẽ có ấn tượng tốt với những người có tìm hiểu trước về họ. Trả lời được câu hỏi này, chứng tỏ bạn là một con người có tổ chức và làm việc quy củ.

 

Chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp

 

Ngoài câu hỏi “bạn biết gì về công ty?” thì ứng viên cũng nên chuẩn bị sẵn cho những câu hỏi thông dụng như giới thiệu bản thân, giới thiệu điểm mạnh, điểm yếu. Sự trình bày lưu loát, tự tin, có đầu tư cũng sẽ giúp bạn ghi điểm và có cơ hội “pass” phỏng vấn cao hơn so với những giây phút ậm ờ, ngập ngừng khi trả lời những câu hỏi thế này.

 

KHÔNG cho nhà tuyển dụng leo cây

 

Để tránh bị đánh giá là không chuyên nghiệp, thì bạn không nên hủy phỏng vấn mà không báo trước với nhà tuyển dụng. Nếu vô tình có việc bận đột xuất hoặc lý do bất khả kháng, bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng và thông báo tình trạng của mình, đồng thời nên xin lỗi và cảm ơn họ đã quan tâm. Đây không chỉ dừng lại ở việc họ cất công chuẩn bị đợi bạn đến dự phỏng vấn mà lại bị “bùng” ngay trước giờ vàng, mà việc này còn thể hiện phép lịch sự tối thiểu và sự văn minh trong con người bạn.

 

 

Coviec vừa chia sẻ đến bạn những lỗi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn và những gì bạn nên làm để khắc phục, tạo ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Truy cập coviec.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp hoặc cập nhật những kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé!

 
0333132323